BHNT - KHI CÔNG TY BẢO HIỂM PHÁ SẢN TÔI CÓ BỊ MẤT TIỀN KHÔNG ?
Khách hàng có bị mất tiền khi các công ty bảo hiểm nhân thọ phá sản?
Thời gian gần đây, rất nhiều phương tiện thông tin đại chúng đưa tin về việc phá sản của một số công ty bảo hiểm nhân thọ (BHNT) trên thế giới mà điển hình nhất là hai công ty Chiyoda Mutual Life và Kyoel Life của Nhật Bản. Điều này đã làm ảnh hưởng lớn đến tâm lý của các khách hàng Việt Nam tham gia mua sản phẩm BHNT.
Chính phủ Nhật Bản đã đứng ra tiếp quản tài sản của 2 công ty trên theo luật định, đồng thời một số tập đoàn BHNT lớn trên thế giới đã ngỏ ý đầu tư vào các công ty này, bởi đây là cơ hội để họ thâm nhập thị trường Nhật Bản. Điều này có ý nghĩa là khách hàng đã mua sản phẩm của 2 công ty BHNT bị phá sản nêu trên không hề bị mất các khoản phí đã đóng mà họ sẽ được tiếp tục duy trì hợp đồng cùng các quyền lợi gắn liền khác.
Ở Nhật Bản cũng như hầu hết các nước trên thế giới, chính phủ kiểm soát rất sát sao hoạt động của các công ty BHNT. Những chỉ số như khả năng chi trả, tỷ lệ thanh toán, khả năng dự phòng... của các công ty BHNT được theo dõi chặt chẽ để chính phủ có thể can thiệp ngay khi cần thiết (như cảnh cáo, buộc tìm biện pháp khắc phục, bán một phần tài sản để cân đối, chính phủ đứng ra quản lý hoặc chỉ định công ty bảo hiểm có tiềm lực nhận chuyển giao)....
Tuy nhiên, nhiều người Việt Nam tham gia BHNT vẫn tỏ ra băn khoăn không biết pháp luật quy định về kinh doanh bảo hiểm của Việt Nam có tương đồng với Nhật Bản và thế giới hay không. Theo họ, một hợp đồng BHNT thường kéo dài trong nhiều năm cho nên sự vững mạnh của công ty BHNT khó có thể lường trước được. Thực tế cho thấy, ở VN thời gian qua, thị trường BHNT không ngừng tăng. Tính đến nay cả nước đã có tới 5 công ty BHNT với hàng trăm ngàn khách hàng tham gia.
Theo số liệu thống kê của Bộ Tài chính, nếu chỉ tính riêng năm 2000, doanh thu phí BHNT đãđạt đến con số trên 1.000 tỷ đồng, tăng hơn 200% so với năm 1999. Và mới đây, để tạo hành lang pháp lý cho các công ty bảo hiểm hoạt động, đồng thời bảo vệ quyền lợi cho người tham gia bảo hiểm, Quốc hội đã thông qua Luật Kinh doanh bảo hiểm, trong đó có đầy đủ các điều khoản quy định quyền lợi và nghĩa vụ của các bên tham gia bảo hiểm. Đặc biệt, công tác kiểm tra giám sát hoạt động kinh doanh bảo hiểm được Nhà nước thực hiện khá cụ thể như sau:
Thứ nhất, về khả năng tài chính:Doanh nghiệp bảo hiểm phải có đủ khả năng tài chính để đáp ứng cam kết với người tham gia bảo hiểm. Cụ thể doanh nghiệp phải có số vốn điều lệ đã đóng không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định và phải duy trì số vốn này trong suốt quá trình hoạt động. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải có nguồn vốn chủ sở hữu tương ứng với quy mô hoạt động để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình. Hơn nữa, sau khi thu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ để đáp ứng khả năng chi trả cho người tham gia bảo hiểm.
Thứ hai, về quản lý đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm:Pháp luật quy định rõ danh mục đầu tư vốn và việc đầu tư vốn của doanh nghiệp phải được thực hiện an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
Thứ ba, về quản lý nội dung và phạm vi hoạt động:Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu sự kiểm tra giám sát về nội dung và phạm vi hoạt động bao gồm quy tắc điều khoản, biểu phí bảo hiểm áp dụng, địa bàn triển khai, đối tượng khách hàng. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm muốn thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động cũng phải được Bộ Tài chính chấp thuận.
Thứ tư, về đội ngũ nhân viên, viên chức doanh nghiệp: Người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm phải có năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm.
Thứ nhất, về khả năng tài chính:Doanh nghiệp bảo hiểm phải có đủ khả năng tài chính để đáp ứng cam kết với người tham gia bảo hiểm. Cụ thể doanh nghiệp phải có số vốn điều lệ đã đóng không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định và phải duy trì số vốn này trong suốt quá trình hoạt động. Ngoài ra, doanh nghiệp bảo hiểm phải có nguồn vốn chủ sở hữu tương ứng với quy mô hoạt động để hỗ trợ cho hoạt động kinh doanh bảo hiểm của mình. Hơn nữa, sau khi thu phí bảo hiểm, doanh nghiệp bảo hiểm phải trích lập dự phòng nghiệp vụ đầy đủ để đáp ứng khả năng chi trả cho người tham gia bảo hiểm.
Thứ hai, về quản lý đầu tư vốn của doanh nghiệp bảo hiểm:Pháp luật quy định rõ danh mục đầu tư vốn và việc đầu tư vốn của doanh nghiệp phải được thực hiện an toàn, hiệu quả và đáp ứng được yêu cầu chi trả thường xuyên cho các cam kết theo hợp đồng bảo hiểm.
Thứ ba, về quản lý nội dung và phạm vi hoạt động:Doanh nghiệp bảo hiểm phải chịu sự kiểm tra giám sát về nội dung và phạm vi hoạt động bao gồm quy tắc điều khoản, biểu phí bảo hiểm áp dụng, địa bàn triển khai, đối tượng khách hàng. Trường hợp doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm, môi giới bảo hiểm muốn thay đổi nội dung, phạm vi hoạt động cũng phải được Bộ Tài chính chấp thuận.
Thứ tư, về đội ngũ nhân viên, viên chức doanh nghiệp: Người quản trị, điều hành của doanh nghiệp bảo hiểm phải có năng lực quản lý, nghiệp vụ chuyên môn về bảo hiểm.
Thứ năm, các biện pháp phòng ngừa:Ngay cả khi doanh nghiệp bảo hiểm trích lập đầy đủ dự phòng nghiệp vụ, duy trì mức vốn điều lệ không thấp hơn mức vốn pháp định do Chính phủ quy định, nhưng nguồn vốn chủ sở hữu của doanh nghiệp không tương ứng với quy mô hoạt động theo mức do Chính phủ quy định, doanh nghiệp bảo hiểm sẽ bị đặt vào trường hợp có nguy cơ mất khả năng thanh toán. Trong trường hợp này, doanh nghiệp bảo hiểm phải áp dụng các biện pháp khôi phục khả năng thanh toán và phải chịu sự giám sát đặc biệt của Bộ Tài chính.
Thứ sáu, về chuyển giao hợp đồng bảo hiểm:Ngoài các biện pháp trên, trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm giải thể, phá sản, thì doanh nghiệp bảo hiểm phải chuyển giao toàn bộ các hợp đồng bảo hiểm đã ký cho doanh nghiệp bảo hiểmkhác theo thỏa thuận hay theo chỉ định của cơ quan quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm, kèm theo việc chuyển giao hợp đồng bảo hiểm là chuyển giao tài sản, các quyền và nghĩa vụ tài chính.
Như vậy, có thể thấy rằng quy định về trường hợp doanh nghiệp bảo hiểm phá sản của pháp luật Việt Nam có nhiều nét tương đồng với các nước trong khu vực và thế giới. Vì vậy các khách hàng đang và sẽ mua các sản phẩm của các công ty BHNT có thể hoàn toàn yên tâm về những quyền lợi của mình khi tham gia bảo hiểm.
Việt Báo (Theo_VnExpress)